Điểm tham quan du lịch không thể bỏ qua tại Hội An

Hội An có khá nhiều điểm tham quan. Tạm thời chia Hội An thành hai khu vực tham quan: khu vực phố cổ Hội An, khu vực lân cận phố cổ Hội An.

Điểm tham quan ở phố cổ Hội An:
Trong phố cổ bạn có thể đi bộ, đi xe đạp để đến các địa điểm như Hội quán Phước Kiến (1757), Hải Nam, Quảng Triệu (1885), Triều Châu (1887), Chùa Cầu (Cầu Nhật Bản), Chùa Ông (miếu Quan Công), Làng nghề thu nhỏ, Bảo tàng văn hoá dân gian, Bảo tàng lịch sử văn hoá Hội An, Bảo tàng gốm sứ mậu dịch Hội An, Nhà cổ Quân Thắng, Nhà cổ Tấn Ký, Nhà thờ tộc họ Trần, nhà cổ Phùng Hưng, Bảo tàng văn hoá Sa Huỳnh, khu vườn tượng – Nguyễn Phúc Chu (An Hội), khu du lịch làng quê Việt Nam (Cẩm Nam – mất vé vào cửa, đắt), Nhà biểu diễn nghệ thuật cổ truyền, xưởng sản xuất thủ công mỹ nghệ (ca nhạc cổ truyền 10h15-10h35, 15h15-15h35 trừ thứ hai), dự án Vinpearl Nam Hội An, du an Vinpearl Nam Hoi An
Chùa Ông
Chùa Ông, ở số 24 đường Trần Phú còn được gọi là Quan Công miếu, tên chữ là Trừng Hán Cung được người Minh Hương định cư tại Hội An và người Việt xây dựng vào khoảng giữa thế kỷ 17, thờ vị tướng tài ba thời Tam Quốc là Quan Vân Trường (Quan Vũ), nhằm kính ngưỡng, ca tụng, tán dương lòng nghĩa khí, tiết trung liệt của Ông.
Giếng Bá Lễ
Giếng Bá Lễ nằm trong kiệt cùng tên nối đường Phan Châu Trinh với đường Trần Hưng Đạo. Tương truyền giếng do người Chăm xây dựng và được người Việt kế thừa sử dụng. Vào đầu thế kỷ XX, giếng này do bà Bá Lễ tu bổ với số tiền là 100 đồng Đông Dương nên có tên gọi như hiện nay.
Giếng có kiến trúc hình vuông với cạnh giếng hướng tây bắc – đông nam. Giếng có chu vi 5,5m, sâu 6,15m, thành miệng cao 0,60m, thành giếng được xây hoàn toàn bằng gạch vồ cỡ lớn, dưới cùng là khung gỗ lim rộng bản. Nước giếng luôn dồi dào, ngọt mát và trong suốt quanh năm đã phản ánh trình độ cao về sự kết hợp hài hòa giữa nghệ thuật kiến trúc với thuật phong thủy của người Hội An xưa.
Vinpearl Nam Hội An

Khu phức hợp du lịch nghỉ dưỡng Vinpearl Nam Hội An tọa lạc tại xã Bình Dương, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam, là khu phức hợp du nghỉ dưỡng đầu tiên của hệ thống Vinpearl. Dự án có tổng vốn đầu tư gần 5.000 tỷ đồng, quy mô 200 ha, hội tụ các thương hiệu nổi tiếng của hệ sinh thái 5 sao Vingroup gồm khu khách sạn, biệt thự Vinpearl Nam Hoi An; khu dịch vụ thể thao Vinpearl Golf; khu vui chơi giải trí Vinpearl Land; khu nông nghiệp công nghệ cao kết hợp du lịch VinEco...
Chùa Cầu
Chùa Cầu còn có tên gọi là Cầu Nhật Bản và Lai Viễn Kiều, tương truyền do người Nhật xây vào đầu thế kỷ XVII và đã qua ít nhất 6 lần trùng tu vào các năm 1653, 1763, 1817, 1865, 1915, 1917.
Cầu có mái che khá độc đáo, ở giữa là lối qua lại kiểu cầu vồng, hai bên có hành lang hẹp để làm nơi bày hàng, nghỉ mát với 7 gian bằng gỗ bắc ngang qua một lạch nước nhỏ cùng các kết cấu, họa tiết trang trí thể hiện sự kết hợp hài hòa giữa các phong cách kiến trúc Việt, Hoa, Nhật, và cả phương Tây.
Cùng với chức năng giao thông, cầu còn là nơi sinh hoạt tín ngưỡng có liên quan đến truyền thuyết về việc trấn yểm thủy quái, thủy tai giữ gìn sự yên bình cho phố xá và cộng đồng cư dân Hội An.
Hội quán Phúc Kiến
Tương truyền, tiền thân của Hội quán là một gian miếu nhỏ thờ pho tượng Thiên Hậu Thánh Mẫu (bà chúa phù hộ cho thương nhân vượt sóng gió đại dương) vớt được tại bờ biển Hội An vào năm 1697. Qua nhiều lần trùng tu, với sự đóng góp chủ yếu của Hoa Kiều bang Phúc Kiến, hội quán càng trở nên rực rỡ, khang trang góp phần tô điểm diện mạo kiến trúc đô thị cổ Hội An.
Hội quán Triều Châu
Hội quán được Hoa Kiều bang Triều Châu xây dựng vào năm 1845 để thờ Phục Ba tướng quân Mã Viện – vị thần giỏi chế ngự sóng gió giúp cho việc đi lại buôn bán trên biển được thuận buồm xuôi gió, đắc lợi. Hội quán có giá trị đặc biệt về kết cấu kiến trúc với bộ khung gỗ trạm gỗ chạm trổ tinh xảo, cùng những hoạ tiết, hương án trang trí bằng gỗ và những tác phẩm đắp nổi bằng sành sứ tuyệt đẹp.
Hội quán Quảng Đông
Hội quán được Hoa Kiều bang Quảng Đông xây dựng vào năm 1885, thoạt đầu để thờ Thiên Hậu Thánh Mẫu và Đức Khổng Tử, sau năm 1911 chuyển sang thờ Quan Công và Tiền Hiền của bang.
Sự sử dụng hợp lý các chất liệu gỗ, đá trong kết cấu chịu lực, chi tiết trang trí đã đem lại cho Hội quán vẻ đẹp đường bệ, riêng có. Hàng năm vào ngày Nguyên Tiêu, vía Quan Công (24 tháng 6 ÂL) tại đây diễn ra lễ hội rất linh đình thu hút nhiều người tham gia
sưu tầm: Thanh Tung Vinpearl

Không có nhận xét nào

Được tạo bởi Blogger.